TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG FOREX

MỞ TÀI KHOẢN

Thị trường ngoại hối hiện đại bắt đầu hình thành trong thập niên 1970.

Forex là gì?
Forex (FX) là từ viết tắt của Foreign Exchange có nghĩa là trao đổi tiền tệ quốc tế. Thị trường Forex (thị trường ngoại hối) là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi tiền tệ của các quốc gia thông qua các hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng.

Forex được đánh giá là thị trường tài chính lớn nhất, thanh khoản cao với khối lượng giao dịch lên đến >6 nghìn tỷ USD mỗi ngày (theo báo cáo của World Bank).

Giao dịch Forex là gì?
Giao dịch Forex được hiểu đơn giản là mua bán các cặp tiền tệ trên thị trường Forex với mục đích kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá.
Tuỳ thuộc vào chiến lược, trader có thể tận dụng những biến động giá trong ngắn hạn để kiếm lợi nhuận (đầu tư ngắn hạn) hoặc đầu tư dài hạn.

Có thể hiểu đơn giản là bạn dùng tiền tệ của quốc gia A để đổi lấy tiền tệ của quốc gia B, Sau một thời gian, nếu tiền tệ quốc gia B tăng giá so với tiền tệ quốc gia A thì bạn sẽ có lời, ngược lại bạn sẽ thua lỗ.

Sản phẩm của thị trường Forex
Trên thị trường Forex, nhà đầu tư không chỉ giao dịch các cặp tiền tệ mà còn có thể đa dạng danh mục đầu tư của mình với nhiều sản phẩm khác như:

Các cặp tiền tệ: Bao gồm các cặp tiền chính trong Forex (EUR/USD, USD/JPY, GBP/USD, AUD/USD, USD/CHF, USD/CAD, NZD/USD), các cặp tiền tệ chéo (EUR/GBP, EUR/JPY, GBP/JPY, EUR/AUD…) và các cặp tiền ngoại lai (kết hợp giữa 1 đồng tiền chính và 1 đồng tiền của đất nước có nền kinh tế mới nổi như: Ấn Độ, Mexico, Brazil…).

Kim loại: Các loại kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim, Palladium.

Hàng hóa: Các loại nông sản như cà phê, đường, lúa mì,…

Năng lượng: Giao dịch các sản phẩm năng lượng phổ biến như dầu thô, dầu khí, gas, dầu WTI,…

Cổ phiếu và chỉ số: Rất nhiều mã cổ phiếu và chỉ số chứng khoán của các công ty lớn trên thế giới.

Tiền điện tử: Giao dịch các loại tiền điện tử phổ biến và có tầm ảnh hưởng lớn như BTC, ETH, LTC, LINK… 

Các thành phần tham gia thị trường Forex
Thị trường forex có sự tham gia của nhiều thành phần như: các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại, các công ty, quỹ tiền tệ, nhà môi giới Forex và các trader nhỏ lẻ…

Tính thanh khoản trên thị trường Forex
Đối với thị trường Forex, tính thanh khoản chính là khả năng mua, bán các cặp tiền tệ. So với các thị trường tài chính khác như: thị trường tiền điện tử hay thị trường chứng khoán thì thì thị trường Forex được đánh giá là có tính thanh khoản cao nhất.

Hàng ngày, khối lượng giao dịch trên thị trường Forex có thể lên đến 5 – 6 nghìn tỷ USD. Cho nên, việc mua bán diễn ra cực ký nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên, khi giao dịch Forex các nhà đầu tư nên lựa chọn những sàn giao dịch uy tín, có khối lượng giao dịch lớn để đảm bảo tính thanh khoản cao nhé.

Thời gian giao dịch trên thị trường Forex
Thị trường Forex mở cửa 24h một ngày, 5 ngày 1 tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Giờ hoạt động của thị trường Forex được tính theo giờ quốc tế, phiên mở cửa đầu tiên là phiên Sydney (phiên Úc), sau đó đến phiên Tokyo (phiên Á), phiên London (phiên Âu) và phiên New York (phiên Mỹ). Các phiên giao dịch diễn ra liên tục và nối tiếp nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá trong Forex
Tỷ giá hối đoái trong Forex chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:

Cung – cầu ngoại tệ: Nếu như xem tiền tệ là một loại hàng hoá thì tỷ giá hối đoái cũng sẽ chịu ảnh hưởng của cung – cầu trên thị trường. Cụ thể, khi cung về ngoại tệ lớn hơn cầu thì tỷ giá hối đoái sẽ giảm, ngược lại tỷ giá hối đoái tăng khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung.

Cán cân thanh toán quốc tế: Khi nhu cầu về đồng ngoại tệ tăng lên, cán cân thanh toán bội chi, tỷ giá hối đoái cũng sẽ tăng theo. Ngược lại, khi cán cân thanh toán bội thu, tỷ giá hối đoái giảm vì khi đó nhu cầu về đồng nội tệ sẽ tăng lên vòn đồng ngoại tệ giảm xuống.

Lạm phát: Nếu các yếu tố khác trong nền kinh tế không thay đổi, tỷ lệ lạm phát càng cao thì tỷ giá hối đoái càng giảm và giá trị đồng nội tệ sẽ giảm theo và ngược lại.

Nợ công: Nợ công chính là nguyên nhân dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước, khi đó chính phủ sẽ có xu hướng huy động nguồn tài trợ từ nước ngoài bằng hình thức vay nợ
dẫn đến phải huy động nguồn tài trợ từ nước ngoài bằng hình thức vay nợ. Điều này dẫn đến nguồn cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái giảm.

Lãi suất: Khi lãi suất trong nước tăng cao sẽ thu hút nguồn ngoại tệ từ nước ngoài chuyển vào, dẫn đến nguồn cung tăng, tỷ giá hối đoái giảm và ngược lại.

Thu nhập: Khi thu nhập của quốc gia tăng, người dân có xu hướng tiêu dùng hàng ngoại quốc nhiều hơn, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng.

Thâm hụt tài khoản vãng lai: Khi một quốc gia thâm hụt tài khoản vãng lai, tức là họ có nhu cầu ngoại tệ cao. Đồng thời, quốc gia này cũng cung cấp một lượng nội tệ nhiều để nhập khẩu hàng hóa của các quốc gia khác. Điều này lại làm dư thừa ngoại tệ, làm cho tỷ giá hối đoái giảm.

Tình hình kinh tế – tài chính: Khi tình hình kinh tế – tài chính của một quốc gia ổn định, người dân có đời sống cao hơn, nhu cầu mua sắm hàng nước ngoài tăng, cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Bên cạnh đó, khi tình hình kinh tế – tài chính ổn định, các nhà đầu tư rót vốn nhiều vào khiến nguồn cung ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái cũng vì thế tăng theo.


Forex là thị trường “high risk high return” cho nên hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức thật tốt để đứng vững ở thị trường này nhé!

BẮT ĐẦU GIAO DỊCH FOREX NGAY HÔM NAY

Hoàn toàn miễn phí và cực kỳ đơn giản

ĐĂNG KÝ NGAY

Spread thấp, nạp rút nội địa và đăng ký trực tuyến nhanh chóng. Nền tảng sử dụng đơn giản, thời gian thực - Chuyên gia hỗ trợ 24/7

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG 24/7

0866 666 807

LIÊN HỆ

*Cảnh báo rủi ro: Giao dịch forex bao gồm các sản phẩm giao dịch đòn bẩy và mang lại nhiều rủi ro cho nhiều hơn toàn bộ số tiền đầu tư của bạn, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Xin hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ các rủi ro liên quan.

©2022 FXVN.top |  - Hãy nhớ rằng thị trường FX là thị trường tài chính lớn nhất thế giới.

FXVN.top - GIÚP BẠN THÀNH CÔNG